Dưới thời Chúa Nguyễn Quá trình mở rộng lãnh thổ của Việt Nam

Năm 1611, do người Chiêm Thành lấn chiếm biên ải, chúa Nguyễn Hoàng đã sai một viên tướng gốc Chăm là Văn Phong đưa quân vào dẹp loạn và đặt ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy HòaĐồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này.[2]

Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tranh xâm phạm biên cảnh, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sai người đánh dẹp, người Chiêm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khương, Diên Ninh và gồm 5 huyện: Quảng Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khương), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu (thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này là tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

Năm 1692, vua Chăm tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chiêm Thành bại trận, vua Chiêm và hoàng gia bị bắt.

Năm 1693, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại vùng đất của Chiêm Thành, chúa Chăm được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của Chúa Nguyễn.

Năm 1697, Chúa Nguyễn lấy một phần đất chiếm được của Chiêm Thành trong trận chiến 1692 lập thành Bình Thuận phủ.

Năm 1708, Mạc Cửu đầu phục Chúa Nguyễn Phúc Chu và dâng toàn bộ đất đai mà ông khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn, đó là vùng đất thuộc Kiên Giang, Cà Mau ngày nay. Mạc Cửu được phong chức Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước Cửu Ngọc Hầu.

Năm 1732, Chúa Nguyễn Phúc Chu tiến chiếm và sáp nhập vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ khai phá và đưa thêm vào lãnh thổ Đàng Trong các vùng đất thuộc Cần Thơ, Hậu GiangBạc Liêu ngày nay.

Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị Chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất ngày nay thuộc Long An, Tiền Giang để cầu hòa

Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng vùng đất ngày nay thuộc Trà VinhSóc Trăng để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp.

Năm 1758, sau khi Nặc Nhuận chết, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ Chân Lạp trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là thuộc An Giang, Đồng Tháp cho Chúa Nguyễn

Các Chúa Nguyễn cũng cho sáp nhập các vùng đất do người Việt vào vùng đất Chân Lạp khẩn hoang làm ăn ngày nay thuộc Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đôngvịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711[3]

Đại Nam dưới thời Minh Mạng, bao gồm cả các trấn ở Lào. Vùng thuộc phần đất Campuchia ngày nay là lãnh thổ Trấn Tây Thành mà Nhà Nguyễn chiếm được trong 6 năm (1835-1841) trước khi bị đánh đuổi. Bản đồ bao gồm cả các các vùng đất bị cắt cho Nhà Thanh năm 1887 theo công ước Pháp-Thanh, vẽ đè lên biên giới ngày nay.